Allgemein

“Cảo thơm lần giở trước đèn…” – Moderationstexte zur Buchpremiere “DAS MÄDCHEN KIỀU”/Kịch bản dẫn chương trình ra mắt Truyện Kiều song ngữ Đức-Việt, Berlin, 01.05.2016

SONY DSC

Sound- und Videocheck vor dem Programmbeginn / Thử âm thanh và video trước giờ khai mạc, Ảnh: Trương Trần Phúc

 

“Truyện Kiều” (Die Geschichte von Kiều) – so der Titel des Originalwerkes – wurde von Nguyễn Du, der ein Zeitgenosse von Goethe war, vor mehr als 200 Jahren geschrieben. Ein Jahrhundert nach dessen Entstehung konnte der bedeutende Kulturpolitiker Phạm Quỳnh, damals noch inmitten der französischen Kolonialzeit, in Bezug auf dieses Werk sagen: „Solange es Truyện Kiều gibt, so lange existiert unsere Sprache. Und solange unsere Sprache existiert, solange besteht unsere Nation.“ Dieses Buch – so Phạm Quỳnh weiter – ist „sowohl unsere Heilige Schift, als auch unser Nationalepos und unser Evangelium“.

Nguyễn Du, người đương thời của thi hào Đức Goethe, đã viết Truyện Kiều cách đây hơn 200 năm. Một thế kỷ sau khi tác phẩm này xuất hiện, giữa thời thuộc địa Pháp, nhà hoạt động văn hoá lỗi lạc Phạm Quỳnh đã có thể nói: „Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn“. Cuốn sách này – Phạm Quỳnh nói tiếp – „vừa là kinh, vừa là truyện, vừa là thánh thư phúc âm của cả một dân tộc.“

Nicht nur im Inland, sondern weit über dessen Grenzen hinaus, ist „Das Mädchen Kieu“ das literarisch-sprachliche Erkennungszeichen der vietnamesischen Kultur schlechthin. Bis heute wurde es in mehr 20 Sprachen übersetzt, darunter allein in der französischen Sprache mit 11 unterschiedlichen Fassungen!    

Vượt lên khỏi phạm vi quốc gia, Truyện Kiều từ lâu đã trở thành một biểu tượng ngôn ngữ – văn chương của nền văn hoá Việt Nam. Tính cho đến nay, tác phẩm này đã được dịch ra trên 20 ngôn ngữ, chỉ riêng trong tiếng Pháp đã tới 11 bản dịch trọn vẹn khác nhau!

Wir sind heute natürlich zusammengekommen, um vor allem die deutsche Nachdichtung „Das Mädchen Kiều“ von Irene und Franz Faber und deren Neuauflage in einer besonderen Symbiose mit dem vietnamesischen Originalwerk zu feiern – entworfen in der Gestalt eines Wendebuchs durch die Buchgestalterin ANGELIKA SCHULZE und mit einer wunderbaren Titelillustration der Malerin und Mitherausgeberin CLAUDIA BORCHERS versehen. Spätestens an dieser Stelle möchte ich Sie beide auch ganz herzlich begrüßen!

Hôm nay đương nhiên chúng ta họp mặt ở đây trước hết là để nói về bản dịch thơ tiếng Đức „Nàng Kiều“ của Irene và Franz Faber và chào mừng việc tái bản nó trong một sự tổng hợp đặc biệt với bản gốc tiếng Việt, được thực hiện dưới hình thức một cuốn sách trở đầu của nhà thiết kế sách ANGELIKA SCHULZE và với một hình minh hoạ bìa tuyệt vời của nữ hoạ sỹ CLAUDIA VIỆT-ĐỨC BORCHERS. Chậm nhất đến thời điểm này xin gửi lời chào thân ái đến hai chị!

Gleich im Anschluss werden Sie ein Video sehen, eine Art Making-of über unser Projekt, in dem die Stimme von Franz Faber zu hören, die Bilder aus dem faszinierenden Leben von ihm und seiner Frau Irene zu sehen sind, in dem nicht zuletzt auch die Teammitglieder und die Mitwirkenden an der heutigen Veranstaltung sich zu Wort melden.

Ngay sau đây quý vị và các bạn sẽ xem một phim Video, một Making-of về dự án Truyện Kiều song ngữ Đức-Việt. Ở đó quý vị sẽ được nghe giọng nói của cố dịch giả và nhà thơ Franz Faber, thấy một số hình ảnh từ cuộc đời đầy biến cố của ông và vợ ông, Irene Faber, và đồng thời cũng sẽ đón nhận các chia sẻ từ các thành viên của nhóm dự án và những người tham dự chương trình hôm nay.

 

Siehe das vollständige MC-Skript zur Buchpremiere hier:
Xem tiếp toàn bộ nội dung phần dẫn chương trình ở đây:

MC-Skript Buchpremiere Das Mädchen Kiều 01.05.16

 

Standard
Allgemein

Film zur Buchpremiere „Das Mädchen Kiều“/Phim chiếu trong lễ ra mắt sách Truyện Kiều song ngữ Đức-Việt

 

Film zur Buchpremiere der bilingualen deutsch-vietnamesichen Ausgabe des vietnamesischen Nationalepos „Das Mädchen Kiều“ am Sonntag, dem 01. Mai 2016, 14:00 – 17:00 Uhr in Schottstraße 6, 10365 Berlin-Lichtenberg.   

Phim chiếu trong buổi ra mắt Truyện Kiều song ngữ Đức-Việt vào chủ nhật ngày 01.05.2016, 14:00 – 17:00 h tại Schottstraße 6, 10365 Berlin-Lichtenberg.

Mit deutschen und vietnamesischen Untertiteln, wie folgt einzublenden: 

Với phụ đề tiếng Đức và tiếng Việt, kích hoạt như sau:

 

Kieu YT Untertitel Hinweis

Mitwirkende / Nhóm thực hiện:

Kamera/Quay phim: Nguyễn Như Phương, Đỗ Thu Hà, Trương Hồng Hải, Trương Trần Phúc, Trương Hồng Quang
Musik/Âm nhạc: Đặng Ngọc Long
Schnitt/Dựng phim: Trương Trần Phúc
Konzept/Ý tưởng: Trương Hồng Quang

© Projekt bilinguale deutsch-vietnamesische Ausgabe „Das Mädchen Kiều“ / Dự án Truyện Kiều song ngữ Đức-Việt

Standard
Allgemein

Die Schauspielerin Irma Münch-Minetti über die deutsche Nachdichtung „Das Mädchen Kiều“/Nữ diễn viên Irma Münch-Minetti nói về bản dịch thơ tiếng Đức „Nàng Kiều“

 

Bild 4-Minetti.png

Die Schauspielerin Irma Münch-Minetti (Mitte) beim Gespräch am 18.03.2016 in ihrer Wohnung. Rechts: die Malerin und Mitherausgeberin Claudia Borchers.

Nữ diễn viên Irma Münch-Minetti (ở giữa) trong buổi phỏng vấn ngày 18.03.2016 ở nhà riêng. Bên phải: Nữ hoạ sỹ và đồng chủ biên Claudia Việt-Đức Borchers.

Ảnh/Foto: Đỗ Thu Hà (VietTV.de)

 

Ich bin fest davon überzeugt, dass dieses Werk durch die Qualität der Dichtung, auch in der Übersetzung, die Leser erreichen wird, gerade in unserer poesiearmen Zeit. Wenn wir jetzt auf die Straße gehen würden und es kommt ein junges Paar uns entgegen und wir fragen dieses Paar, können Sie ein deutsches klassisches Gedicht auswendig, vielleicht von Goethe oder von Heine? Ich glaube, wir müssen ganz schön lang suchen, um jemanden zu finden. Wer dieses Buch in die Hand nimmt, von den jungen Leuten, der bekommt eine Ahnung, wie wichtig es sein kann, sein Herz aufzumachen, für Poesie. Und für die Schönheit, für die Wichtigkeit. Ich habe jetzt eben beim Erarbeiten der Texte wieder gedacht, wie wunderbar das formuliert ist, und wie einfach. Aber man muss es aufmachen, man muss seine Seele aufmachen und muss es in sich hineinlassen. Ich denke, dass es junge Leute erreichen wird und überhaupt, dass es Menschen erreichen wird.

 

Tôi tin tưởng chắc chắn rằng với chất lượng thi ca của nó, cả ở bản dịch thơ tiếng Đức, „Truyện Kiều“ sẽ chinh phục người đọc, ngay cả trong thời đại thật nghèo chất thơ của chúng ta. Nếu bây giờ giả sử chúng ta đi ra phố và gặp một đôi tình nhân trẻ đang đi ngược lại và ta hỏi họ: Liệu bạn có thể đọc thuộc lòng được một bài thơ cổ điển Đức không, của Goethe hay của Heine chẳng hạn? Tôi e rằng chúng ta sẽ phải tìm rất lâu mới gặp được người như vậy. Ai cầm cuốn sách này trên tay, đặc biệt là một người trẻ tuổi, thì sẽ có được cảm nhận rằng việc mở trái tim của mình cho thi ca quan trọng đến nhường nào. Cho cả vẻ đẹp và những gì quan trọng của cuộc sống. Vừa rồi, khi đọc kỹ những trang thơ này, tôi lại thêm một lần cảm thấy chúng được diễn đạt một cách kỳ diệu như thế nào, và cũng thật đơn giản. Nhưng mà ta phải mở lòng mình, phải để cho thông điệp của thi ca vào trong trái tim mình. Tôi nghĩ rằng cuốn sách sẽ đến được với những người trẻ tuổi, sẽ đến được với bạn đọc nói chung.

 

Aus dem Interview von Truong Hong Quang mit Irma Münch-Minetti, Berlin, den 18.03.2016. Dieser Gesprächsausschnitt ist Teil einer Videodokumentation, welche im Rahmen der Buchpremiere der deutsch-vietnamesischen Ausgabe „Das Mädchen Kiều“ am 01.05. in Berlin uraufgeführt wird.

Trích từ phỏng vấn của Trương Hồng Quang với Irma Münch-Minetti, Berlin, ngày 18.03.2016. Trích đoạn phỏng vấn này là một phần của phim tư liệu về dự án sẽ được công chiếu lần đầu tiên trong buổi ra mắt Truyện Kiều song ngữ Đức-Việt voà ngày 01.05. tại Berlin.

Standard
Allgemein

Mười lần „trăm năm“ trong Truyện Kiều, mười cách dịch khác nhau trong bản tiếng Đức „Nàng Kiều“

Trong lời giới thiệu cho Das Mädchen Kiều (“Nàng Kiều“), bản dịch thơ tiếng Đức của Truyện Kiều xuất bản năm 1964, hai dịch giả Irene và Franz Faber có viết: „Chữ trăm năm xuất hiện mười lần trong Truyện Kiều; mười lần nó đòi hỏi một cách dịch khác nhau“. Công trình Tđiển Truyện Kiều của học giả Đào Duy Anh ra mắt mười năm sau đó (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội – 1974, trang 410) cho biết chữ „trăm năm đúng là xuất hiện tất cả 10 lần trong Truyện Kiều. Chỉ tiết nhỏ này cho thấy công việc tỉ mỉ và đầy cẩn trọng của hai dịch giả – đặc biệt là Irene, người trực tiếp làm việc với bản gốc – ở một thời chưa có các công cụ tra cứu phong phú và chức năng tìm kiếm, thống kê dễ dàng qua máy vi tính như ngày nay.

Sau đây là 10 câu thơ có chữ „trăm năm“ trong nguyên tác của Nguyễn Du và 10 cách dịch chữ „trăm năm“ ra tiếng Đức của Irene và Franz Faber:

1. „Trăm năm trong cõi người ta“ (Câu 1)

(In hundert Jahren, die – vielleicht – ein Leben währt“)

2. „Trăm năm biết có duyên gì hay không“ (Câu 182)

(Wüßte ich – ob uns dereinst – des Schicksals Faden aneinanderknüpft)

3. „Rằng: Trăm năm cũng từ đây – Của tin gọi một chút này làm ghi“ (Câu 355-356)

(Mein Leben zählt – von diesem Augenblick – Als Pfand – für das Versprechen, das – uns eint, erlaube ich – mir dieses einfache Geschenk.)

4. „Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương“ (Câu 452)

(Sie prägten für – ihr ganzes Leben sich das Wort „Vereinigung– ins Herz)

5. „Tiết trăm năm nỡ bỏ đi một ngày“ (Câu 510)

(Soll – für einen Tag mein Leben – ich – entehren?)

6. „Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai“ (Câu 556)

(legt ich den Eid ab, nie – was auch geschehe – die Gitarre in – ein andres Boot – zu tragen)  

7. „Trăm năm để một tấm lòng từ đây“ (Câu 880)

(Von der Stunde an bis zu – der Zeiten Wende werde ich – die Qual – in meinem Herzen nie verlieren)

8. „Trăm năm tính cuộc vuông tròn“ (Câu 1331)

(Um – den Bund – der hundert Jahre zu beginnen)

9. „Chẳng trăm năm cũng một ngày duyên ta“ (Câu 1964)

(Wenn auch nicht hundert Jahre uns – vereint gesehen)

10. „Trăm năm danh tiết cũng vì đêm nay“ (Câu 3186)

(Diese Nacht – gab mir die Ehre, gab – das Leben mir zurück)

Lưu ý: Ở 8 trường hợp chữ „trăm năm“ được dùng với một hàm nghĩa trang trọng – đó là câu mở đầu tác phẩm, câu Kiều nói với mẹ trước lúc chia tay (câu 880) và sáu câu đối đáp giữa Kiều và Kim Trọng. Hai câu còn lại mang một sắc thái biểu cảm nước đôi: pha chất biếm nhại như lời Thúc Sinh nói với Kiều (câu số 1331) hay nhằm chuyển tải một dụng ý thiết thực như lời Kiều nói với Thúc Sinh (câu số 1964). Mười cách diễn đạt khác nhau trong bản tiếng Đức đều là những nỗ lực để thể hiện sự tinh tế này, trong đó có cả phần „ý tại ngôn ngoại“ của bản gốc.

Standard